Quy trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà xưởng tại Việt Nam
Nhà máy hay còn gọi là nhà xưởng là nơi tiến hành sản xuất (chế tạo) các sản phẩm thực tế, vừa là nơi sửa chữa như là kiểm tra bảo dưỡng duy tu các máy móc liên quan đến sản phẩm đã có. Tên gọi trong xí nghiệp còn được gọi là “xưởng chế tạo”, “xưởng gia công”.
Nhà máy quy mô nhỏ đến vừa hầu hết được xây dựng trong đất liền
Vì các nhà máy cần nhiều nhân công lao động, các công nhân này thường sống xung quanh khu vực nhà máy.
Nếu bạn lần đầu làm Chủ đầu tư, lần đầu bạn tham gia vào dự án đầu tư xây dựng công trình. Bạn cần hình dung tổng thể về công việc mình sẽ làm, từ đó sẽ nắm được tổng thể việc lập và quản lý các khoản chi phí phải chi tiêu cho dự án.
Trình tự thực hiện dự án theo các quy định hiện nay có thể chia làm ba giai đoạn:
1. Giai đoạn chuẩn bị đầu tư:
– Sau khi có ý tưởng đầu tư, Chủ đầu tư cần nghiên cứu thị trường, năng lực đầu tư, khả năng huy động các nguồn lực (vốn, tài sản, công nghệ…) và lựa chọn địa điểm đầu tư trong đó có địa điểm xây dựng công trình.
– Lập báo cáo đầu tư xây dựng công trình và xin phép đầu tư:
+ Các dự án quan trọng quốc gia chủ đầu tư phải lập báo cáo đầu tư trình Chính phủ xem xét để trình Quốc hội thông qua chủ trương và cho phép đầu tư.
+ Các dự án nhóm A không phân biệt nguồn vốn phải lập Báo cáo đầu tư xây dựng công trình để trình Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư.
+ Đối với các dự án khác, chủ đầu tư không phải lập báo cáo đầu tư.
– Sau khi báo cáo đầu tư được phê duyệt thì chuyển sang lập dự án đầu tư.
– Đối với các dự án không phải lập báo cáo đầu tư thì chủ đầu tư lập luôn dự án đầu tư để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt
– Một số dự án đầu tư xây dựng công trình không cần lập dự án đầu tư mà chỉ lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật xây dựng công trình để trình người quyết định đầu tư phê duyệt.
2. Giai đoạn thực hiện đầu tư
– Tiến hành xin giao đất hoặc xin thuê đất để xây dựng công trình.
– Xin phép xây dựng, kế hoạch mua sắm và lắp đặt thiết bị.
– Thực hiện giải toả, đền bù giải phóng mặt bằng.
– Thiết kế công trình, lập dự toán.
– Thực hiện đấu thầu, lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng công trình
– Thương thảo ký kết hợp đồng xây dựng
– Thực hiện thi công xây dựng công trình.
2. Giai đoạn kết thúc xây dựng đưa công trình vào sử dụng
– Nghiệm thu bàn giao công trình.
– Thanh toán vốn đầu tư xây dựng công trình.
– Đưa công trình vào sử dụng.
– Bảo hành công trình.
– Quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành.
– Bàn giao cho sản xuất kinh doanh, vận hành dự án.